Mới đây sự cố đứt cáp quang biển ảnh hưởng không nhỏ tới người dùng mạng Internet ở Việt Nam. Vào đầu năm 2023 các nhà mạng viễn thông cho biết các đường truyền kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế đang gặp sự cố cụ thể 5 tuyến cáp quang biển gồm APG, AAG, AAE-1, SMW3 và IA (tuyến Liên Á) thì có 4 tuyến đang gặp sự cố, chưa xử lý xong, khiến kết nối internet quốc tế bị chậm lại.
Việc 4/5 tuyến cáp đồng thời gặp sự cố khiến việc truy cập Internet đi quốc tế của người dùng Việt chịu ảnh hưởng nặng.
1/. Thông tin các tuyến các quang biển bị đứt
Cụ thể, Chiều 30/1, một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam cho biết tuyến Liên Á (Intra Asia – IA) gặp trục trặc từ ngày 28/1/2023. Nguyên nhân được xác định do đứt cáp tại vị trí cách trạm cập bờ Singapore của tuyến cáp khoảng 130 km. Sự cố này làm mất toàn bộ dung lượng kết nối quốc tế từ Việt Nam đi Singapore của tuyến Liên Á.
Đối với tuyến cáp quang biển APG, ngày 26/12/2022, tuyến cáp quang biển quốc tế này lại gặp sự cố. Lần này, sự cố xảy ra trên phân đoạn S6 gần Hong Kong (Trung Quốc). Tiếp đó, ngày 21/1, tuyến cáp quang biển quốc tế APG đã gặp sự cố lần đầu tiên trong năm 2023. Nguyên nhân là do đứt cáp trên nhánh S9 cách trạm cập bờ SEA khoảng 151 km. Sự cố lần này gây mất toàn bộ dung lượng cáp APG hướng kết nối đi Singapore và Nhật. APG có chiều dài 10.400 km, được đặt ngầm dưới Thái Bình Dương, có khả năng cung cấp băng thông tối đa lên tới 54 Tbps. Tuyến cáp này có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam VNPT, Viettel, FPT, CMC và được đánh giá là tuyến cáp góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam.
Với AAE-1, tuyến cáp biển này gặp sự cố vào cuối tháng 11/2022 trên các nhánh S1H.1 hướng HongKong (Trung Quốc) và S1H.3 hướng đi Singapore. Trong khi lỗi trên nhánh hướng kết nối đi Singapore đã được sửa xong vào ngày 14/1/2023, sự cố trên nhánh cáp kết nối đi HongKong (Trung Quốc) hiện vẫn chưa được khắc phục.
Còn với AAG, gặp các sự cố vào tháng 2/2022 và tháng 6/2022 trên các cáp nhánh hướng kết nối đi Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore. AAE-1 gặp lỗi dò nguồn vào cuối tháng 11/2022 trên phân đoạn S1H của tuyến cáp. Với hướng cáp Singapore, AAG gặp sự cố trên các nhánh S1B, S1D và lỗi nguồn tại trạm cập bờ TungKu (Brunei); ở hướng kết nối Hong Kong (Trung Quốc), AAG bị lỗi trên nhánh S1H và S1I. Thông tin từ các nhà mạng, trong những lỗi này, chỉ có sự cố trên nhánh S1H đã hoàn thành việc sửa chữa.
Việt Nam hiện kết nối với bảy tuyến cáp quang biển là SMW3, AAG, IA, APG, AAE-1, SJC2, ADC. Tuy nhiên trong số này, SJC2 và ADC vẫn chưa đi vào vận hành chính thức. Tuyến duy nhất còn hoạt động là SMW3 lại là tuyến cáp cũ và chuẩn bị được thanh lý.
2/. Đứt cáp quang biển bao giờ được khắc phục xong
Theo thông tin mới nhất các đại diện nhà mạng viễn thông trước cho biết. Hệ thống NOC, Ban quản trị điều hành tuyến cáp quang biển quốc tế đã thông báo kế hoạch sửa chữa ba tuyến cáp quang biển: APG (Asia Pacific Gateway), AAG (Asia, America Gateway) và IA (Intra Asia, còn gọi là Liên Á).
- Từ 22 đến 27/03/2023 Tuyến cáp APG lỗi trên nhánh S6 sẽ được sửa chữa – 05/04/2023 tới 09/04/2023 sẽ tiến hành sửa nhánh S9.
- 30/03/2023 đến 04/04/2023 Tuyến cáp AAG sẽ được sửa
- Riêng tuyến cáp IA đang trong quá trình xin cấp phép và đăng ký tàu sửa chữa. Thời gian dự kiến sửa chữa là giữa tháng 03/2023.
- Ngoài sự cố ở ba tuyến cáp quang biển nêu trên, tuyến AAE-1 (Asia – Africa – Euro 1) cũng đang gặp sự cố do bị lỗi dò nguồn tại vị trí sát vùng biển thuộc Hong Kong (Trung Quốc). Tuy nhiên, hiện hệ thống NOC chưa thông báo kế hoạch sửa chữa.
Như vậy, theo tiến độ và kế hoạch, phải đến cuối tháng 03/2023, có thể trung tuần tháng 04/2023 các tuyến cáp quang được khắc phục, chất lượng Internet Việt Nam đi quốc tế mới có thể tốt hơn và ổn định trở lại.
3/. Nguyên nhân gây ra tình trạng đứt cáp quang biển
Tính từ thời điểm các tuyến cáp quang biển từ Việt Nam đi quốc tế đã gặp rất nhiều sự cố bị đứt và gãy cáp. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra hiện cụ thể như sau:
- Do tác động của con người: Các mỏ neo hoặc tàu thuyền vô tình móc kéo vào các sọi cáp quang được đi ngầm dưới biển.
- Do tác độ của thiên tai, động đất hoặc sóng thần.
- Do cáp mập cắn cáp.
4/. Cách khắc phục khi bị đứt cáp quang biển
4.1. Chuyển sang DNS của máy chủ Google
- Bước 1: Truy cập vào Settings > Network Internet > Chọn mục Status.
- Bước 2: Ở phần Wifi hãy chọn Properties và Bấm Edit.
- Bước 3: Trong mục Edit IP Settings hãy Chọn Manual > Tìm đến mục DNS > Nhập DNS ở Preferred DNS và Alternate DNS > Save.
Sau đó ban có thể nhập địa chỉ DNS của Google với thông số:
- Prefered DNS Server : 8.8.8.8
- Alternate DNS Server : 8.8.4.4
Lưu ý: Preferred DNS là DNS chính, Alternate DNS là DNS phụ khi DNS chính không hoạt động
4.2. Sử dụng mạng riêng ảo VPN
VPN riêng ảo này là giải pháp truyền thống luôn được áp dụng có hiệu quả khi mỗi lần gặp sự cố đứt cáp quang biển tại Việt Nam đi quốc tế. Việc sử dụng VPN sẽ giúp tạo ra đường truyền riêng ảo từ thiết bị của người dùng đến server ở một quốc qua mà bạn chọn để truy cập, cùng với đó VPN sẽ giúp bạn truy cập quốc tế luôn được bảo mật.
4.3. Thay thể chuyển đổi sử dụng mạng di động 3G, 4G, 5G
Thực tế, Khi xảy ra sự cố với các tuyến cáp quang biển, việc truy cập Internet đi quốc tế đều bị ảnh hưởng. Nhưng các gói mạng Internet di động 3G, 4G, 5G vẫn truy cập nhanh bởi mạng di động luôn được ưu tiên băng thông và có các tuyến cáp đi quốc tế riêng. Do đó bạn có thể sử dụng giải pháp mạng di động 3G/4G/5G để sử dụng tạm thời.
Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Mạng FPT
- Mạng FPT – Công Ty Cổ Phần Viễn Thông FPT ( FPT Telecom )
- Mobile : 0961.343.688
- Website: https://mangfpt.vn/
FPT Telecom làm việc cả ngày lễ, thứ 7 và chủ nhật. Nhân viên hỗ trợ 24/7
Cảm ơn quý khách đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ mà FPT Telecom cung cấp.