Địa chỉ IP, cái tên không còn xa lạ gì đối với những người sử dụng mạng Internet. Tuy nhiên, không phải bất cứ người nào cũng biết rõ về khái niệm này. Vậy cụ thể địa chỉ IP là gì? Hay IP động và IP tĩnh là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm ra đáp án cho câu hỏi này qua bài viết sau các bạn nhé!
1. Địa chỉ IP là gì?
Địa chỉ IP là cụm từ viết tắt của từ Internet Protocol. Cụm từ này có nghĩa là giao thức của Internet. Thực tế, IP là một trong những địa chỉ đơn nhất mà tất cả các thiết bị điện tử gồm điện thoại, laptop… đang sử dụng hiện nay đã và đang sử dụng.
- Về phiên bản có 2 phiên bản IP hiện tại là IPv4 và IPv6.
- Về mục đích sử dụng có 2 dạng IP là IP Public và IP Private
IP Public | Còn gọi là IP công cộng, mỗi địa chỉ IP Public là duy nhất trên thế giới, do các nhà cung cấp dịch vụ cấp |
IP Private | Còn gọi là IP riêng tư, IP này thường sử dụng cho mạng nội bộ, do máy chủ DHCP Server nội bộ cấp |
Nói chính xác thì địa chỉ IP được dùng để nhận diện và liên lạc các thiết bị điện tử với nhau thông qua kết nối internet. Chúng được triển khai và phân bổ dựa trên những phép toán IANA thuộc tổ chức ICANN. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận và đã được thành lập vào năm 1998 tại Hoa Kỳ.
Mục đích của những thuận toán này là giúp duy trì và bảo mật Internet đồng thời cho phép mọi người dễ dàng trong việc sử dụng Internet. Cụ thể, với mỗi một tài khoản sẽ được đăng ký tên miền trên thông qua công ty đồng thời sẽ phải trả một khoản phí nho nhỏ cho tổ chức này.
2. IP động và IP tĩnh là gì?
Ngoài những từ ngữ chuyên môn cơ bản như địa chỉ IP là gì cần phải giải nghĩa thì IP động hay IP tĩnh cũng là kiến thức quan trọng mà những người sử dụng mạng internet cần nắm rõ. Thực tế, địa chỉ IP được phân ra làm 4 loại bao gồm:
2.1. IP Private (IP riêng).
Loại IP này thường được sử dụng trong nội bộ mạng LAN, chúng không sử dụng để kết nối với những thiết bị ngoài nội bộ mạng. Cụ thể nội bộ mạng LAN cũng tương tự như là nội bộ mạng đối với 1 gia đình, công ty hay trường học… Những địa chỉ IP này sẽ kết nối với nhau thông qua thiết bị định tuyến (router).
Để phân biệt cũng như nhận diện các thiết bị này thì bộ định tuyến sẽ tự động gán cho địa chỉ IP riêng bằng giao thức DHCP. Hình ảnh minh họa bên dưới sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này.
2.2. IP Public (IP công cộng)
Ngoài IP riêng thì mỗi một thiết bị truy cập internet sẽ có thêm một địa chỉ IP công cộng. Công dụng của loại IP này là nhà cung cấp mang internet (VNPT, FPT, Viettel…) dùng để thiết lập nên bộ định tuyến. Bởi khi có địa chỉ IP này thì tất cả thiết bị ở bên ngoài mạng internet (ngoài nội bộ mạng LAN) đều nhận được mạng của bạn và có thể thực hiện được kết nối đồng thời chia sẻ thông tin với nhau.
Hiểu đơn giản thì địa chỉ IP riêng là thiết bị sử dụng trong nội bộ mạng, chúng có phạm vi hoạt động hẹp và chúng tự động thiết lập. Còn địa chỉ IP Public là địa chỉ để cho các thiết bị ngoài mạng có thể nhận diện nhau và phạm vi hoạt động của chúng sẽ rộng hơn. Chính xác thì địa chỉ này do nhà mạng internet thiết lập.
2.3. IP Static (IP tĩnh)
Cũng tương tự như câu hỏi địa chỉ IP là gì, câu hỏi IP tĩnh là gì cũng là một trong những điều mà rất nhiều dân IT quân tâm. Thực tế, địa chỉ IP tĩnh được nhà cung cấp các dịch vụ internet gán cho máy tính của bạn và chúng không thể thay đổi theo thời gian.
Cụ thể, địa chỉ này sẽ được dùng cho nhóm người, nhóm doanh nghiệp để mọi người có thể truy cập. Thường thì trên tất cả các thiết bị như: Router, laptop, PC, điện thoại… đều sở hữu cấu hình để cài đặt IP tĩnh.
Ưu điểm của IP tĩnh là cho các kết nối được nhanh hơn do chúng được cài đặt cố định. Hơn thế nữa chúng còn phù hợp với môi trường ở nhiều máy tính, máy fax. Hơn thế nữa còn hạn chế được tối đa nguy cơ bị thất thoát dữ liệu.
Ngoài những ưu điểm thì IP tĩnh cũng còn tồn tại một số hạn chế đó là:Người dùng phải thiết lập đúng route và IP thì máy chủ cũng như các thiết bị truy cập từ xa kết nối được với nhau, cấu hình ở các thiết bị đều thủ công. Một hạn chế nguy hiểm hơn là tính bảo mật của IP tĩnh sẽ không cao.
2.4. IP Dynamic (IP động)
IP động là gì? Thực tế, IP động khác với IP tĩnh. Nói đến địa chỉ IP động thì chúng có chức năng được gán tự động, chúng mang tính chất tạm thời và không thể sử dụng lâu dài. IP này chỉ sử dụng được trong khoảng thời gian nhất định rồi sau đó sẽ phải thay đổi. Sự thay đổi này hơn thế nữa lại hoàn toàn tự động và máy chủ DHCP Server trực tiếp quản lý.
Mặc dù vậy IP động vẫn có những ưu điểm cần phải nói đến đó là: Người dùng rất dễ quản lý, dễ cài đặt. Hơn thế nữa là không bị giới hạn về số lượng các thiết bị kết nối với mạng internet.
Ngoài ra người dùng cũng có thể thay máy chủ DHCP đồng thời thiết lập lại địa chỉ IP.
3. Dải địa chỉ Public và Private
3.1. Ipv4 Public
Dải A: Từ 1.0.0.0 đến 9.255.255.255
11.0.0.0 -126.255.255.255
Dải B: Từ 128.0.0.0 đến 172.15.255.255
172.32.0.0 – 191.255.255.255
Dải C: Từ 192.0.0.0 đến 192.167.255.255
192.169.0.0 – 223.225.255.255
Dải D: Từ 224.0.0.0 đến 239.255.255.255
Dải E: Từ 240.0.0.0 đến 255.255.255.255
3.2. Ipv4 Private
Dải A: Từ 10.0.0.0 đến 10.255.255.255
Dải B: Từ 172.16.0.0 đến 172.31.255.255
Dải C: Từ 192.168.0.0 đến 192.168.255.255
4. Cấu Trúc Ipv4
Cấu trúc IPv4 gồm 32 bit chia thành 4 Octet :Gồm 2 phần là NetID : Để định danh mạng. – HostID: Để cấp cho client trong mạng.
-Subnet Mask : Mỗi địa chỉ IP đều đi kèm với một Subnet Mask, để xác định được phần NetID của địa chỉ đó. Ví dụ subnet mask : 255.255.255.0 (có thể viết ngắn gọn bằng số lượng bit Net của mạng như /24) 192.168.1.0 thì phần NetID là 192.168.1
-Default gateway (cổng mặc định) bản chất là một địa chỉ IP và còn được gọi là cổng mặc định của mạng máy tính. Địa chỉ này sẽ được cấu hình cho thiết bị máy tính và máy tính mặc định sẽ gửi gói tin đến địa chỉ này để có thể tiếp tục đi đến mạng khác.
Nói cách khác Default Gateway xem như là cửa ngõ để các thiết bị local có thể đi ra ngoài mạng. Các thiết bị trong cùng 1 mạng LAN giao tiếp với nhau thì có thể không cần đi qua Gateway. Hiện tại IPv4 Public đã cạn kiệt nên sự ra đời của IPv6 để giải quyết vấn đề (IPv4 chỉ có khoảng 4 tỷ địa chỉ).
Địa chỉ IPv6 (Internet Protocol version 6) được biểu diễn dưới dạng một dãy số hexa dài 128-bit, chia thành 8 nhóm, mỗi nhóm gồm 4 chữ số hexa, được phân tách bởi dấu hai chấm.
Ví dụ: 2001:0db8:85a3:0000:0000:8a2e:0370:7334.
5. Một số giao thức của IPv6 :
- ICMPv6 (Internet Control Message Protocol version 6): ICMPv6 là phiên bản IPv6 của giao thức ICMP trong IPv4.
- NDP (Neighbor Discovery Protocol): NDP được sử dụng trong IPv6 để xác định các địa chỉ IPv6 của các thiết bị trong cùng một mạng LAN.
- DHCPv6 (Dynamic Host Configuration Protocol version 6): DHCPv6 là phiên bản IPv6 của giao thức DHCP trong IPv4.
- IPv6 over IPv4 tunneling protocols: IPv6 hỗ trợ các giao thức tunneling để vận chuyển gói tin IPv6 qua mạng IPv4.
- Multicast Listener Discovery (MLD): Giao thức quản lí Multicast, hoạt động trên nền các thông điệp ICMPv6.
Đến đây có lẽ chúng ta không còn phân vân với câu hỏi địa chỉ IP là gì rồi đúng không nào? Hy vọng, với những thông tin trên bạn đọc sẽ có được một kiến thức đầy đủ hơn về lĩnh vực này.
Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Mạng FPT
- Mạng FPT – Công Ty Cổ Phần Viễn Thông FPT
- Website: https://mangfpt.vn/
- Trụ sở chính: Tòa nhà FPT, số 10 phố Phạm Văn Bạch, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Lô 37-39A, đường 19, KCX Tân Thuận, Phường Tân Thuận Đông