Ping là gì? Cách để test Ping đơn giản và giải nghĩa các thông số

Người dùng internet đặc biệt là các game thủ hẳn đã nhiều lần nghe thấy hoặc bắt gặp từ Ping, một thuật ngữ được sử dụng khá thường xuyên, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng và đủ Ping là gì? 

Việc phản ánh ping cao, cách giảm Ping hay đo thông số Ping là điều mà hầu hết người dùng internet sẽ bắt gặp ít nhất là đôi lần trong quá trình sử dụng dịch vụ internet của mình. Mặc dù nghe nói đến thường xuyên nhưng không nhiều người hiểu được Ping là gì? cách đọc thông số hiển thị khi đo. Nếu bạn cũng đang băn khoăn không biết Ping là gì cũng như muốn tìm hiểu sâu hơn về yếu tố này thì hãy dành ít hút cùng mangfpt.vn khám phá chi tiết trong phần nội dung dưới đây nhé. 

Ping là gì
Ping là gì

Tìm hiểu tổng quan Ping là gì? 

Ping thực chất là một công cụ mạng máy tính sử dụng trên nền mạng với mô hình là TCP/IP để biết thiết bị mà bạn đang cùng có thể kết nối đến máy chủ bất kỳ nào đó hay là không. Ping còn giúp người dùng có thể ước lượng quá trình truyền tải dữ liệu giữa hai thiết bị, độ trễ cũng như đo lường được tỉ lệ mà một dữ liệu trong quá trình truyền tải giữa 2 thiết bị sẽ bị hao hụt đi bao nhiêu.

Trong tiếng Anh, Ping được gọi là Packet Internet Groper, bạn ử dụng lệnh này thì máy tính sẽ gửi một gói dữ liệu đến máy chủ địch, khi đó máy chủ đích sẽ phản hồi và gửi lại gói dữ liệu tương ứng. Thời gian mà máy chủ đích nhận và gửi lại gói dữ liệu phản hồi đó chính là thời gian Ping. 

Cơ chế hoạt động của Ping là gì?

Ping có cơ chế hoạt động đơn giản, khi máy tính hoặc bất cứ thiết bị kết nối mạng nào gửi đi một gói tin, dữ liệu hoặc tín hiệu đến địa chỉ IP của máy tính hoặc thiết bị khác thì máy tính hoặc thiết bị của bên thứ 2 sẽ kiểm tra thử xem đã nhận được tín hiệu hoặc dữ liệu mà thiết bị ban đầu đã gửi đến hay chưa. Sau đó máy tính hoặc thiết bị nhận tín hiệu để nhận được cũng sẽ gửi lại phản hồi về cho máy tính hoặc thiết bị gửi đi dữ liệu ban đầu. 

Xem thêm: Cách kiểm tra Ping mạng FPT

Ý nghĩa của lệnh Ping trong sử dụng mạng internet 

Khi đã hiểu về khái niệm Ping bạn hẳn cũng sẽ thắc mắc về ý nghĩa của lệnh Ping là gì?  Lệnh Ping thể hiện nhiều ý nghĩa khác nhau. Đầu tiên, nó được sử dụng để tra thiết bị có kết nối được đến một máy chủ đã định sẵn hay không, nếu có thể Ping máy chủ thành công thì chắc chắn hoạt động kết nối mạng đang bình thường. Ping cũng  là căn cứ để đánh giá chất lượng của kết nối internet, thời gian phản hồi Ping càng ngắn thì tốc độ kết nối mạng cao cao. 

Ngoài ra, ý nghĩa của lệnh Ping còn được dùng để tìm kiếm lỗi mạng, nếu như bạn nhận được thông báo có lỗi khi Ping về một máy chủ thì có thể kết nối mạng của bạn đã có vấn đề. 

Hướng dẫn kiểm tra Ping trên máy tính Windows/ macOS

1/ Các kiểm tra trên máy tính macOS

Bạn có thể tiến hành kiểm tra với các bước đơn giản như sau: 

Bước 1: Hãy mở Spotlight trên máy macOS => Nhập Network Utility để tìm kiếm Network Utility và nhấp chuột vào Network Utility. 

Bước 2: Kích chọn Ping sau đó nhập địa chỉ mà bạn muốn Ping => Nhấn chọn Ping .

 Bước 3: Chờ đợi và xem kết quả kiểm tra. 

2/ Cách kiểm tra trên máy tính Windows

Bước 1: Hãy nhấn nhấn Windows + R trên bàn phím để mở CMD lên => Nhập cụm từ CMD trong phần Open rồi bấm OK.

Bước 2: Khi CMD đã mở bạn hãy gõ dòng lệnh kiểm tra tốc độ Ping rồi nhấn OK. Mỗi nhà mạng sẽ có một địa chỉ riêng nên bạn cần nhập chính xác ở bước này (Viettel là 203.113.131.1, VNPT là 203.162.4.190 và FPT là 210.245.31.130).

Bước 3: Máy sẽ trả về kết quả Ping để bạn theo dõi 

Cách đọc ý nghĩa thông số Ping trả về, ping bao nhiêu mới tốt? 

Khi bạn tiến hành Ping một thiết bị hoặc máy tính bất kỳ thì hệ thống sẽ phản hồi về các thông tin khác nhau, phổ biến như time=…ms   TTL=…Reply from …: bytes=32   

Trong đó Byte chính là kích thước gói tin đã gửi đi, Time chính là thời gian để nhận được phản hồi và TTL chính là số lượng bộ định tuyến gói tin đã đi qua. 

Trong các thông số được trả về sau khi Ping thì bạn chỉ cần để ý đến thông số Time = ..ms. Theo đó nếu Time dưới 30ms thì kết nối mạng rất tốt, Time từ trên 30 đến dưới 50ms thì kết nối mạng tương đối tốt, Time = trên 50 đến dưới 100 ms thì kết nối mạng chất lượng trung bình, Time = 100 đến 500ms thì kết nối mạng kém và trên 500ms thì kết nối mạng rất kém không thể sử dụng. 

Việc đánh giá Ping bao nhiêu mới tốt sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn. Nếu như bạn thường xuyên thực hiện các hoạt động đòi hỏi Ping thấp, độ trễ thật thấp thì đòi hỏi Ping dưới 30 ms mới ổn định. Nếu chỉ lướt web, xem video, tin tức thông thường thì thông số Ping từ 50ms đến dưới 100ms là có thể chấp nhận.

Cách xử lý khi kết quả đo Ping cao 

Ping cao chắc chắn tốc độ mạng sẽ thấp và có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng mạng internet. Chính vì vậy, sau khi kiểm tra Ping nếu thông số này quá cao, từ 50ms đến 500ms thì bạn nên áp dụng một số cách khác nhau để khắc phục. Cách đơn giản nhất là hãy sử dụng trực tiếp cáp Ethernet thay cho sóng wifi, đến gần hơn với Modem, bộ định tuyến, tắt hết các ứng dụng/web nền, liên hệ nhà mạng kiểm tra đường truyền hoặc nâng cấp gói cước internet cao hơn để sử dụng… 

Với thông tin trên bạn hẳn đã hiểu rõ Ping là gì cũng như cách kiểm tra tốc độ Ping và đọc vị ý nghĩa các thông số. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo chi tiết các cách khắc phục Ping hiệu quả để tiện xử lý khi cần thiết. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích với bạn và đừng quên truy cập mangfpt.vn thường xuyên để theo dõi các tin tức hữu ích cũng như nhận được hỗ trợ thật nhanh khi cần đăng ký lắp mạng FPT tốc độ cao nhé.

Hãy liên hệ với Mạng FPT để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ

  • Mạng FPT – Công Ty Cổ Phần Viễn Thông FPT 
  • Hotline/Zalo: 0961.343.688
  • Website: https://mangfpt.vn/
  • Link bài viết: https://mangfpt.vn/ping-la-gi/
  • Trụ sở chính: Tòa nhà FPT, số 10 phố Phạm Văn Bạch, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Lô 37-39A, đường 19, KCX Tân Thuận, Phường Tân Thuận Đông

Hãy đăng ký tìm hiểu dịch vụ ngay hôm nay để sớm trải nghiệm dịch vụ internet FPT tốc độ cao Ping thấp cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn mà FPT Telecom dành riêng cho khách hàng.

Bài viết trong chuyên mục Blog .
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x