Sóng wifi phát được bao xa? Cách tăng sóng wifi mạnh hơn Sóng WiFi phát được bao xa? Chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết về phạm vi phát sóng WiFi, các yếu tố ảnh hưởng. Ngoài ra, còn có cách tăng sóng wifi mạnh hơn.
WiFi đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Từ việc kết nối internet tại gia đình, văn phòng đến các khu vực công cộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ sóng WiFi phát được bao xa và những yếu tố nào ảnh hưởng đến phạm vi này. Bài viết này mangfpt.vn sẽ phân tích chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến phạm vi phát sóng wifi. Đồng thời đưa ra cách tối ưu hóa phạm vi sóng WiFi, giúp bạn cải thiện chất lượng mạng một cách hiệu quả.
1. Sóng wifi phát được bao xa
Trong điều kiện lý tưởng, khi không có nhiều vật cản, tầm phát sóng của WiFi có thể dao động từ 30-50m tính từ bộ phát WiFi. Nhưng thực tế thì phạm vi phủ sóng wifi có thể là ngắn hoặc xa hơn, tùy thuốc vào các yếu tố ảnh hưởng.
Chẳng hạn, chuẩn WiFi băng tần 2.4GHz và 5GHz có khoảng cách phát sóng, chất lượng tín hiệu khác nhau. Thiết kế và số lượng ăng-ten của thiết bị cũng đóng vai trò quan trọng đến khả năng phát sóng. Ngoài ra, các yếu tố như công suất phát, môi trường xung quanh và vật cản cũng góp phần làm suy giảm tín hiệu WiFi.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách phát sóng WiFi
2.1. Khoảng cách phát sóng WiFi chịu ảnh hưởng
Trước hết là công suất phát của thiết bị Các thiết bị phát sóng WiFi như modem, router, hay bộ mở rộng sóng có công suất phát khác nhau. Công suất càng lớn thì phạm vi phủ sóng càng rộng. Những thiết bị cao cấp thường được trang bị công suất phát lớn hơn, giúp tăng cường tín hiệu và cải thiện chất lượng kết nối.
2.2. Thứ hai là băng tần WiFi Hiện nay
WiFi hoạt động chủ yếu trên hai băng tần: 2.4GHz và 5GHz. Băng tần 2.4GHz có khả năng phủ sóng xa hơn. Do nó có bước sóng dài, dễ dàng xuyên qua các vật cản như tường hay sàn nhà. Nhưng vì băng tần thấp nên băng thông không cao, dễ bị nhiễu từ các thiết bị khác. Trong khi đó, băng tần 5GHz có tốc độ truyền tải dữ liệu cao hơn nhờ băng thông rộng. Ngược lại, phạm vi phủ sóng của băng tần 5GHz ngắn hơn vì sóng bị yếu đi khi gặp vật cản.
2.3. Cấu trúc và môi trường xung quanh
Tường, sàn nhà, đồ đạc, và các vật liệu khác trong nhà có thể làm suy yếu tín hiệu WiFi. Các vật liệu dày, đặc như kim loại, bê tông cốt thép gây cản trở lớn hơn so với gỗ, kính.
2.4. Nhiễu từ các thiết bị khác
Các thiết bị điện tử, mạng WiFi khác, hoặc những nguồn phát sóng radio có thể gây nhiễu sóng WiFi.
2.5. Cuối cùng là thiết kế ăng-ten của thiết bị
Các thiết bị có ăng-ten điều chỉnh hướng phát sóng tốt hơn loại không có. Giiúp mở rộng phạm vi phủ sóng và giảm thiểu các khu vực bị mất sóng. Những yếu tố này cần được xem xét kỹ khi lắp đặt mạng WiFi để đảm bảo tín hiệu tốt nhất trong mọi tình huống.
3. Băng tần WiFi 2.4GHz và 5GHz phát sóng được bao xa
3.1. WiFi 2.4GHz:
Khoảng cách phát sóng tối đa ngoài trời (không vật cản) có thể lên đến 45-90 mét.
Trong nhà, do ảnh hưởng của vật cản, khoảng cách phát sóng chỉ còn khoảng 20-30 mét.
3.2. WiFi 5GHz:
Ngoài trời, phạm vi phát sóng thường từ 15-30 mét.
Trong nhà, do tần số cao bị suy giảm mạnh qua vật cản, phạm vi chỉ từ 10-15 mét.
4. Cách tăng sóng WiFi mạnh hơn
Để tối ưu hóa phạm vi và chất lượng sóng WiFi, có một số cách hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.
4.1. Chọn vị trí đặt router tối ưu
Bạn nên đặt router ở vị trí trung tâm ngôi nhà để tín hiệu phát ra đều khắp các phòng. Tránh đặt router gần các vật cản lớn như tường dày, tủ sắt, hoặc thiết bị điện tử.
4.2. Sử dụng các thiết bị mở rộng sóng
Các thiết bị như bộ mở rộng sóng (WiFi extender) hoặc hệ thống mesh WiFi có thể giúp mở rộng phạm vi phủ sóng. Những thiết bị này đảm bảo tín hiệu WiFi ổn định ở những khu vực xa router chính. Hệ thống mesh WiFi đặc biệt hiệu quả trong các ngôi nhà lớn hoặc có nhiều tầng. Do khả năng kết nối các thiết bị với nhau để tạo mạng lưới phủ sóng đồng nhất.
4.3. Nâng cấp thiết bị
Bạn nên mua router mới, hỗ trợ các chuẩn WiFi tiên tiến như WiFi 6 sẽ có nhiều lợi ích. Trong đó bao gồm tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn, khả năng xử lý nhiều thiết bị cùng lúc, và phạm vi phủ sóng rộng hơn.
4.4. Thay đổi băng tần
Băng tần 2.4GHz phù hợp khi cần phạm vi phủ sóng xa hơn và có nhiều vật cản. Trong khi 5GHz lý tưởng cho tốc độ cao hơn ở những khu vực gần router, ít vật cản. Việc chuyển đổi giữa hai băng tần này tùy theo tình huống sẽ giúp duy trì kết nối ổn định.
5. Các chuẩn WiFi khác nhau phát sóng được bao xa?
Chuẩn WiFi đóng vai trò quan trọng trong việc xác định phạm vi phủ sóng và chất lượng kết nối. Các chuẩn WiFi khác nhau sẽ có khả năng phát sóng và hiệu suất riêng.
WiFi 4 (802.11n) là chuẩn được sử dụng rộng rãi từ nhiều năm qua. Với khả năng hoạt động trên cả hai băng tần 2.4GHz và 5GHz. WiFi 4 mang lại phạm vi phủ sóng khá tốt. Ngoài ra, tốc độ truyền tải dữ liệu cũng đủ đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dùng.
WiFi 5 (802.11ac) nâng cao khả năng kết nối với tốc độ truyền tải nhanh hơn đáng kể so với WiFi 4. Đặc biệt khi hoạt động trên băng tần 5GHz. Điều này giúp tăng cường trải nghiệm xem video chất lượng cao hay chơi game trực tuyến. Do sử dụng băng tần 5GHz, phạm vi phủ sóng của WiFi 5 ngắn và tín hiệu dễ bị suy yếu khi gặp vật cản.
WiFi 6 (802.11ax) là chuẩn WiFi mới nhất, mang lại những cải tiến vượt bậc về tốc độ và phạm vi phủ sóng. WiFi 6 giúp khả năng truyền tải dữ liệu nhanh hơn, tối ưu hóa hiệu suất. Công nghệ OFDMA và MU-MIMO giúp tăng cường khả năng kết nối ổn định, đồng thời giảm độ trễ. Cải tiến về khả năng xuyên tường cũng giúp WiFi 6 trở thành lựa chọn tối ưu nhất hiện nay.
Hãy liên hệ với Mạng FPT để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ
- Mạng FPT – Công Ty Cổ Phần Viễn Thông FPT
- Hotline/Zalo: 0961.343.688
- Website: https://mangfpt.vn/
Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng sản phẩm mà FPT Telecom cung cấp!