DNS là gì ? Nguyên lý hoạt động và chắc năng của DNS ?

DNS được người dùng hiểu là hệ thống chuyển đổi tên miền với nhiều chức năng và vai trò khá quan trọng trong mạng Internet và đặc biệt là phần đảm bảo thông tin cho người sử dụng. Bạn chưa biết DNS là gì ? Có chắc năng & Nguyên lý hoạt động ra sao ? trong bài viết này mangfpt.vn sẽ chia sẻ tới bạn các thông tin cơ bản về DNS.

DNS là gì
DNS là gì

1./ DNS là gì ?

DNS (của Domain Name System) : – Nó là một cơ chế quan trọng trong mạng Internet để chuyển đổi tên miền (như xxxxx.com) thành địa chỉ IP (như 192.0.2.1) và ngược lại. Mạng Internet hoạt động dựa trên địa chỉ IP, mà mỗi thiết bị trên Internet cần có một địa chỉ IP duy nhất để được xác định và liên lạc với các thiết bị khác. Tuy nhiên, ghi nhớ địa chỉ IP của mọi trang web và dịch vụ trên Internet là khá khó khăn và phiền toái. Đó là lý do tại sao DNS ra đời để cung cấp một cách dễ nhớ và người dùng thân thiện hơn để tìm kiếm các trang web và dịch vụ.

Xem thêm:

2./ Nguyên lý hoạt động DNS ?

  1. Nhập một tên miền vào trình duyệt web (ví dụ: google.com), trình duyệt sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ DNS qua gói tin DNS Query. Máy chủ DNS là một hệ thống phân giải tên miền, nơi chứa thông tin về địa chỉ IP tương ứng của tên miền được yêu cầu.
  2. Máy chủ DNS sẽ tìm trong cơ sở dữ liệu của nó để tìm địa chỉ IP của tên miền đó và trả về cho trình duyệt qua gói tin DNS Response  . Sau đó, trình duyệt sử dụng địa chỉ IP này để thiết lập kết nối và tải nội dung từ trang web tương ứng.
  3. Trong trường hợp máy chủ DNS không tìm thấy địa chỉ IP tương ứng với tên miền được yêu cầu, gói tin DNS Response sẽ chứa thông báo lỗi và mã lỗi tương ứng. Cụ thể, thông điệp lỗi sẽ được gửi trở lại cho trình duyệt để hiển thị cho người dùng hoặc cho ứng dụng cần thực hiện yêu cầu DNS.
Nguyên lí hoạt động DNS
Nguyên lí hoạt động DNS

3./ Những chức năng của DNS ?

Vai trò và chức năng của DNS thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau nhưng không thể thiếu trong chức năng phân giải phần mềm. DNS được xem như là một “người thông dịch viên” với chức năng truyền đạt thông tin. DNS với công việc dịch tên miền thành địa chỉ IP có 4 nhóm số khác nhau. 

DNS khi dịch tên miền như vậy giúp trình duyệt đọc hiểu và đăng nhập vào dễ dàng. Vì vậy, khi bạn đăng nhập vào một trang website, bạn chỉ cần nhớ và nhập tên website. Sau đó, trình duyệt sẽ tự động nhận diện thay vì phải nhớ những địa chỉ IP phức tạp. Việc này giúp người dùng tiết kiệm thời gian khi truy cập các trang web đã từng dùng trước đó. 

Các chức năng của DNS
Các chức năng của DNS

Mỗi máy tính khác nhau trên internet đều có một địa chỉ IP duy nhất được dành riêng. Địa chỉ IP này làm nền tảng để tạo lập kết nối các máy khách với máy chủ để bắt đầu kết nối. Các thiết bị này sẽ giao tiếp với nhau thông qua DNS. Do đó mà DNS đóng vai trò rất quan trọng trong trường hợp bất cứ khi nào bạn đều có thể truy cập vào một trang website hay gửi email.

Với số lượng trang website rất nhiều như hiện nay thì việc nhớ hết và đăng nhập từng dãy địa chỉ IP là điều gần như không thể. Nhờ có DNS mà mỗi trang website được xác định với tên miền duy nhất. Địa chỉ IP là nền tảng kết nối các thiết bị mạng với nhau. Các thiết bị có thể giao tiếp với nhau qua nơi DNS thực hiện phân giải tên miền thành địa chỉ IP. Thêm vào đó, bạn có thể thay vì nhập tên miền mà chỉ cần nhập trực tiếp địa chỉ IP để tải trang website. Do đó, việc hiểu DNS là gì rất quan trọng.

Nhờ có DNS mà người dùng có trải nghiệm duyệt internet tốt hơn. Mỗi ngày lại có thêm vô số tên miền mới cùng với những địa chỉ IP khác nhau. DNS xử lý số lượng yêu cầu rất lớn trên internet bất kể thời gian và địa điểm nào. Chính vì vậy mà hiệu suất mạng là vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động DNS.

4./ Tìm hiểu các loại DNS

Thông thường DNS sẽ có 5 loại đặc điểm chính với những tính năng và cách dùng khác nhau: Cụ thể:

4.1. Root Name Server

Root Name Server là máy chủ tên miền chứa các thông tin và đây là server quan trọng nhất trong hệ thống DNS. Nó chính là thư viện để định hướng tìm kiếm các máy chủ tên miền trong các miền cấp cao nhất (top-level domain name servers). Máy Root đóng vai trò là máy chủ tên miền cao nhất và tham chiếu đến các DNS server thấp hơn. 

Sau đó, máy chủ tên miền ở mức top-level-domain có thể cung cấp thông tin địa chỉ máy chủ cho miền ở cấp hai chứa tên miền muốn tìm. Quá trình tìm kiếm sẽ tiếp tục cho đến khi một máy chủ tìm thấy tên miền mong muốn. Bạn có thể tìm kiếm bất kỳ tên miền nào trong không gian tên miền dựa vào cơ chế hoạt động này. 

Thêm vào đó, quá trình tìm kiếm tên miền này được bắt đầu bằng các truy vấn gửi đến máy chủ Root.  Việc tìm kiếm này sẽ không thực hiện được nếu mà các máy chủ tên miền không hoạt động ở mức Root. Do đó để ngăn chặn việc này thì hiện nay có 13 hệ thống máy chủ tên miền ở mức Root. 

4.2. Local Name Server

Local Name Server chứa các thông tin giúp tìm kiếm máy chủ tên miền lưu trữ các tên miền thấp hơn. Nó thường được vận hành và duy trì bởi các doanh nghiệp và những nhà cung cấp dịch vụ internet – ISPs.

4.3. DNS Recursor

DNS Recursor đóng vai trò như một thủ thư với nhiệm vụ đi tìm địa chỉ IP và trả thông tin đúng mà trình duyệt cần tìm. Nó sẽ giữ trách nhiệm liên lạc và dùng các DNS server khác để phản hồi đến client. Bên cạnh đó, thay vì khi nào cũng đi tìm IP thì nó còn có cache giúp tăng tốc độ phản hồi nhanh hơn.

4.4. TLD Name Server

TLD Name Server ( Top level domain name server) là nhà quản lý hệ thống thông tin của phần mở rộng tên miền chung. Trong quá trình tìm kiếm địa chỉ IP thì máy chủ định danh sẽ lưu trữ phần cuối cùng của tên máy chủ. Ví dụ như khi truy cập google.com thì máy chủ này sẽ trả về IP của DNS chứa .google.

4.5. Authoritative Name Server

Authoritative Name Server có chứa thông tin cho biết tên miền gắn với địa chỉ nào. Nó là điểm dừng cuối trong truy vấn và phân giải địa chỉ IP cần thiết cung cấp cho DNS Recursor.

Các loại bản ghi của DNS
Các loại bản ghi của DNS

5./ Các loại bản ghi của DNS

Hiện nay, có bảy loại bản ghi của DNS, cụ thể được trình bày dưới đây

  • A Record

Đây là bản ghi DNS đơn giản nhất, được sử dụng phổ biến, rộng rãi nhất trên thị trường, dùng để trỏ tên website tới một địa chỉ IP cụ thể. Hơn nữa, với bản ghi A Record, bạn hoàn toàn có thể một tên mới dễ dàng, thêm Time to Live hay còn gọi là thời gian tự động tái lại bản ghi và Points to, tức là chỉ tới IP mong muốn.

  • CNAME Record

CNAME Record là loại bản ghi giữ vai trò đặt tên cho một tên hoặc nhiều tên khác nhau cho miền chính. Bạn có thể tạo một tên mới bằng cách điều chỉnh trỏ chuột tới tên gốc và đặt TTL.

  • MX Record

MX Record là loại bản ghi dùng để chỉ định Server quản lý các dịch vụ Email của các tên miền theo đó. Cụ thể, bạn có thể trỏ tên miền đến Mail server hay đặt mức độ ưu tiên, thậm chí là TTL.

  • TXT Record

TXT Record là bản ghi  với chức năng chứa các thông tin định dạng văn bản của tên miền. Tại bản ghi này, bạn có thể thêm host mới, các giá trị TXT, TTL, Points to.

  • AAAA Record

Giống với A Record. Điểm khác biệt của , AAAA Record chính là được sử dụng để trỏ domain đến 1 địa chỉ IPV6 Address. Tại đây, có thể thêm host mới, IPv6, TTL

  • DNS Record

Đây là DNS Server Records của tên miền, tại đây bạn được phép chỉ định Name Server cho từng tên miền phụ. Ngoài ra, còn có thể tạo host mới, tên name server hay TTL.

  • SRV Record

SRV Record được biết đến là bản ghi đặc biệt trong Domain Name System,  được dùng để xác định chính xác dịch vụ nào, chạy port nào. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể bổ sung thêm Priority, Name, Port, Points to,Weight, TTL.

DNS sử dụng phổ biến nhất
DNS sử dụng phổ biến nhất

6./ DNS sử dụng phổ biến nhất

Hiện tại có những DNS nào phổ biến nhất? Dưới đây là các DNS phổ biến nhất và thường xuyên được sử dụng.

6.1. DNS FPT

Giống như VNPT, Viettel. DNS FPT cũng tương tự như hai DNS Server ở trên.

Các thông số của DNS FPT:

  • 210.245.24.20
  • 210.245.24.22

6.2. DNS Viettel

Tương tự với VNPT, Viettel là một nhà mạng lâu đời tại Việt Nam với đường truyền internet mạnh mẽ. DNS Server của Viettel hiện nay đang là một trong những lựa chọn tốt cho người dùng.

Các thông số của DNS Viettel:

  • 203.113.131.1
  • 203.113.131.2

6.3. DNS VNPT

VNPT là một nhà mạng khá nổi tiếng tại Việt Nam, cung cấp các DNS Server đến người dùng, đặc biệt là những người sử dụng đường truyền mạng đến từ VNPT.

Các thông số của DNS VNPT:

  • 203.162.4.191
  • 203.162.4.190

6.4. DNS Google

Với tốc độ nhanh, ổn định, thuận tiện cho mọi đối tượng sử dụng, DNS Google trở thành một trong những DNS Server được sử dụng nhiều nhất, phổ biến nhất hiện nay.

Các thông số của DNS Google:

  • 8.8.8.8
  • 8.8.4.4

6.5. DNS Cloudflare

Giúp điều phối lượng truy cập qua lớp bảo vệ của mình, không thể không nhắc đến DNS Cloudflare. DNS Cloudflare được biết đến là một dịch vụ DNS trung gian.

Các thông số của DNS Cloudflare:

  • 1.1.1.1
  • 1.0.0.1

6.6. DNS OpenDNS

DNS OpenDNS được nhiều người sử dụng bởi hoàn toàn có thể tìm kiếm máy chủ Domain name system công cộng một cách dễ dàng, thậm chí là không có thời gian chết. Bên cạnh đó đây cũng là một DNS server nằm trong top những DNS server có tốc độ truy cập nhanh và bảo vệ máy tính trước các sự tấn công trên mạng internet.

Các thông số của DNS OpenDNS:

  • 208.67.222.222
  • 208.67.220.220​

Hy vọng những thông tin mà Mạng FPT chia sẻ có thể giúp ích cho bạn hiểu về DNS là gì ? Có chắc năng & Nguyên lý hoạt động ra sao ? Nếu bạn có bất cứ câu hỏi gì hãy liên hệ với chúng tôi hoặc để lại phần bình luận phía dưới nhé.

Hãy liên hệ với MangFPT để biết thêm chi tiết về các các thông tin sản phẩm hoặc ưu đãi lắp mạng FPT mà nhà mạng FPT đang cung cấp nhé:

Bài viết trong chuyên mục Blog .
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x